|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Xã Thường Thắng xưa có 2 làng Thường Thượng và Thường Hạ, mỗi làng đều có 1 ngôi chùa và 01 ngôi Đình.

Làng Thường Thượng: Đình Thường Thượng khởi dựng thời Lê Trung Hưng, thờ Cao Sơn Quý Minh. Gồm đại bái 3 gian, 2 chái, qua ống muống 1 gian nối với hậu cung 3 gian, bố cục chữ “Công”. Các vì mái chính kết cấu thượng kẻ hạ kẻ, có 4 hàng chân cột. Hai đầu hồi được đắp hổ phù và cánh mái đao trước có 2 cột đồng trụ đắp 4 con phượng. Hội lệ hằng năm mở vào ngày 9 và 10/9. Đình nhập tịch từ ngày 8 đến 11, giá đám tháng 9; hiện nay tổ chức ngày 8 đến hết ngày 10/9. Các thể lệ như mùng 3/3, mùng 5/5, ngày 15/7 vẫn được duy trì.

Mỗi năm, dân làng Thường Thượng không phân biệt giàu nghèo đều đóng đám thờ Thần, mỗi suất đinh đóng 1 đấu gạo xôi. Hội hạ điền mùng 10 tháng 4 âm lịch và thượng điền mùng 10 tháng 7 âm lịch đều tổ chức tại đình, cúng thờ Thần Thánh để phù hộ cho mùa màng. Sau đó, dân làng cùng ăn uống và chia phần mang về.

Làng Thường Hạ: Đình Thường Hạ khởi dựng vào đầu thời Nguyễn, thờ Cao Sơn Quý Minh, gồm đại bái 3 gian, 2 chái, 2 dĩ, hậu cung 3 gian tạo thành bố cục chữ “Đinh cũ đã bị đổ, dỡ chuyển đi làm nhà kho, trường học vào năm 1977. Năm 1997, đình được xây dựng lại với quy mô gần như trước nhưng cột làm bằng gỗ bạch đàn, các vì mái bằng gỗ xã cừ. Ngày 12 tháng Giêng là thượng nguyên ở đình, ngày 12/4 là hạ điền, ngày 12/7 là thượng điền. Lệ ở đình ngày xưa tổ chức 5 ngày, từ ngày mùng 9/9 âm lịch đến ngày 13 thì giã đám; hiện nay tổ chức ngày 9-10/9.

Chùa Thượng Hạ khởi dựng vào thời Nguyễn, gồm tiền đường 5 gian, có gác chuông, trung đường 5 gian, xây bình đầu bít đốc và thượng điện 3 gian theo bố cục chữ Đinh. Các vì mái chính kết cấu thượng kèo hạ kẻ, bào trơn đóng bén (tiền đường), thượng con chồng đấu kê, hạ kẻ chuyền với một số mảng trang trí điêu khắc chạm khắc kênh bong (trung đường), 4 hàng chân cột. Hệ thống tượng phật khá hoàn chỉnh. Hội chùa hàng năm tổ chức vào ngày 7-8 tháng Giêng. Vào rằm tháng Bẩy tổ chức xá tội vong nhân, đưa vong người đã mất vào chùa để thờ.

Ngoài đình và chùa ở làng Thường Thượng và Thường Hạ còn có nhà thờ ở thôn Trong Làng, được xây dựng vào năm 1943, dài 25m, rộng 12m, đặt trên khuôn viên gồm 4 sào đất. Cùng với các ngôi đình và chùa, ở Thường Thắng còn có các công trình là minh chứng cho vùng đất có tín ngưỡng dân gian phong phú.

Tam sơn có 1 miếu cổ ở trại Tò Vò - Miếu thờ thần.

Dinh Đồng có một miếu Cò Con.

“Rừng Điêu Điếu, Miếu Cò Con”

Giếng Điêu Điếu, miếu Chích Chòe ở Tiến Bộ. Thường Thượng có 3 giếng: Cả, Vườn Đón và Vườn Xuyên.

          Từ xa xưa, trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân Thường Thắng đã khá phong phú, có hát nhà tơ ban ngày, hát tuồng vào buổi tối. Các trò chơi tiêu biểu có nhảy phỗng, đấu vật ngày mùng 8 tháng Giêng.

          Đám ma (Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)

          Nhà già làm đám ma to, tế mời làng, có nhà giàu tổ chức hơn 1 tháng. Nhà nghèo mời hàng giáp, thông thường tổ chức 3 ngày. Khi đưa đám, nhà nghèo có hai người khiêng, hoặc 4 người khiêng. Hàng giáp phát khăn tang. Tuần sơ 7 ngày, tuần sau đó 49, 100 ngày, sau đó cúng giỗ. Thông thường 3 nă cải táng. Ngày nay vẫn duy trì thủ tục đám ma nhưng nghi thức mới, không ăn uống linh đình, người chết không để quá 48 tiếng (thường chết sau 24 tiếng chôn cất xong). Một số gia đình đã thực hiện hỏa táng.

          Đám cưới: Các ước trước khi cưới: Dạm ngõ, dạm trầu, ăn hỏi, ngày cưới, lại mặt. Ngày cưới có trẻ con chăng dây, đóng cổng. Cho mỗi cháu chăng dây 1-2 xu để bỏ dây đi. Đón dâu khoảng 3 đến 4 giờ sáng để tránh chăng dây.

          Con gái lấy chồng thiên hạ nộp cheo đôi mâm thau ở Thường Thượng, Thường Hạ thì cỗ xôi, con gà, 3 hào. Đám cưới thì có bánh pháo. Nhà trai khi cưới được người đến ăn cưới hộ đỡ (chủ yếu là thóc gạo), nhà gái thì không được đỡ vì đã có tiền thách cưới của nhà trai. Ngày nay không còn thủ tục này. Đôi trai, gái lấy nhau đến Ủy ban nhân dân xã đăng ký kết hôn xong thì 2 gia đình tổ chức lễ cưới.

          Khao: Trước Cách mạng tháng Tám, có các loại chánh, phó lý trưởng. Khao tại nhà.

          Thường Thắng - vùng đất, con người nơi ấy mãi là niềm tự hào của Hiệp Hòa, Bắc Giang.

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 6,549
Tổng số trong ngày: 120
Tổng số trong tuần: 636
Tổng số trong tháng: 5,636
Tổng số trong năm: 14,772
Tổng số truy cập: 35,477